Monday, September 15, 2014

Đừng chơi quá đẹp với đối thủ!

Cạnh tranh rất quan trọng. Quyết tâm cạnh tranh, khao khát nhìn thấy đối thủ thất bại chẳng kém khao khát thành công là tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. 

Hãy lấy trường hợp của Uber làm ví dụ. Uber là một dịch vụ chia sẻ xe nổi tiếng, cho phép người cần di chuyển liên lạc với tài xế để được đi chung với mức giá thấp hơn taxi.



Hiện Uber đang phải chịu trách nhiệm về những hành động phá rối dịch vụ của đối thủ cạnh tranh Lyft. Họ bị cáo buộc “ăn cắp” tài xế và gây ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp dịch vụ khách hàng của Lyft. Không chỉ thưởng tiền cho người kéo được tài xế từ Lyft về làm việc cho mình, Uber còn cho người đặt hàng xe của Lyft và chỉ đi từng quãng đường ngắn, lặp đi lặp lại như vậy nhiều lần trong ngày.

Có thể nói Uber đang chơi không đẹp. Họ tìm mọi cách để hất cẳng đối thủ cạnh tranh Lyft. Nhưng đáng sợ là, họ có thể sẽ giành chiến thắng.

Công ty nào cũng nên cạnh tranh thật quyết liệt. Điều đó không có nghĩa là phải chơi bẩn hay phạm pháp, nhưng cũng không đâu quy định bạn lúc nào cũng phải chơi đẹp.

Nhiều người quan niệm cạnh tranh là không đẹp. Theo Ray Hennessey, giám đốc xuất bản của tờ Entrepreneur.com khi gặp riêng một số nhà khởi nghiệp và hỏi họ về môi trường cạnh tranh, ông thường nhận được những câu trả lời rất nhu nhược: “Chúng tôi coi các đối thủ như những đối tác triển vọng”, “Chúng tôi không cạnh tranh vì sản phẩm của mình là độc nhất vô nhị”, “Tôi cứ để mặc các đối thủ và chỉ tập trung vào phục vụ khách hàng cũng như phát triển doanh nghiệp mà thôi”.

Cạnh tranh rất quan trọng. Quyết tâm cạnh tranh, khao khát nhìn thấy đối thủ thất bại chẳng kém khao khát thành công là tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo.

Ray Hennessey cho biết, ông muốn, dù chỉ một lần, được nghe ai đó nói: “X là đối thủ chính của chúng tôi và tôi muốn hạ bệ họ trong vòng 12 tháng tới”. Nhưng thay vào đó, vẫn có thứ tình hữu nghị đáng thất vọng như trên tồn tại trong giới kinh doanh, nhất là ở những người mới khởi nghiệp. Họ muốn mình luôn được yêu quý và không dám làm gì ảnh hưởng đến những công ty khác.

Nhưng lịch sử chứng minh rằng, người ta sẽ không chiến thắng bằng việc chơi đẹp. Steve Jobs không xây đắp sự nhất trí trong nội bộ, chưa nói đến việc hợp tác với những công ty khác. Jeff Bezos chẳng hề lãng phí thời gian nghĩ xem Borders có thể tự đổi mới như thế nào. Indra Nooyi cũng không thức dậy và đi loanh quanh hỏi bạn bè ở Coca-Cola xem có ai cần giúp đỡ không.

Thay vì vậy, hãy nhớ lấy cụm từ tiếng Latin này: Oderint dum metuant. Nó có nghĩa là: Cứ để họ ghét tôi, miễn là họ sợ tôi. Bạn muốn các đối thủ sợ mình, ghét mình hay thậm chí muốn họ làm ăn thất bại cũng chẳng sao cả!

Thử nghĩ xem, chúng ta sống trong một xã hội mà những lời khen ngợi dành cho nỗ lực vươn tới thành công cũng nhiều như cho những thành công thực sự. Chúng ta không thể vỗ tay trong những sự kiện thể thao vì sợ đội thua sẽ cảm thấy tồi tệ.

Nhưng đó không phải là cách một thị trường tự do hoạt động. Sẽ có kẻ thắng người thua, và thua cũng chẳng hề đáng sỉ nhục. Cái hay nhất khi thất bại là chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm quý giá.
Khi tranh đua và tiêu diệt đối thủ, chúng ta sẽ khiến cả hai bên mạnh mẽ hơn. Những doanh nhân thông minh luôn biết học hỏi từ thất bại. Vì vậy, nếu thấy day dứt sau khi hạ gục một đối thủ nào đó, bạn hãy coi như đây chỉ là cách giúp họ học hỏi thêm mà thôi.

Nhưng đừng nhầm lẫn, công cuộc cạnh tranh vẫn không kết thúc kể cả khi bạn thắng, vì chiến thắng có thể chỉ xảy ra trong chớp mắt. Khi bạn đánh bại một đối thủ, sẽ có đối thủ khác xuất hiện. Người chiến thắng không bao giờ được ngủ quên trên thành công. Cạnh tranh và luôn sẵn sàng đón nhận thử thách là trách nhiệm của một nhà lãnh đạo.

Hãy đổi mới cách nghĩ về đối thủ của mình. Bạn có thể coi việc đánh bại đối thủ như một dịch vụ khách hàng sáng tạo. Sản phẩm của các công ty cạnh tranh là vớ vẩn, vì vậy bạn có trách nhiệm giữ khách hàng của mình tránh xa chúng bằng cách xóa sổ họ. Đó là điều giúp đôi bên (bạn và khách hàng) cùng có lợi.

Bạn không bao giờ nên phạm pháp hoặc gây ra việc trái đạo đức. Những hành động đó có thể khiến doanh nghiệp mất uy tín trong mắt khách hàng, chưa nói đến làm như vậy vốn hoàn toàn sai.
Theo Infonet

No comments:

Post a Comment