(Infornet) - Nghiên cứu mới nhất của CB Insights khảo sát 101 công ty khởi nghiệp đã thất bại thống kê được 20 lý do phổ biến dẫn đến sai lầm của các doanh nghiệp này.
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên về vấn đề thất bại khi khởi nghiệp nhưng nó lại rất khác so với những nghiên cứu từng được thực hiện trước đó.Đầu tiên, CB Insights thu thập dữ liệu của 101 dự án khởi nghiệp đã thất bại, sau đó khảo sát CEO về lý do dẫn đến sau lầm, điều mà các nghiên cứu trước ít đề cập đến. Ngoài ra, nó tập trung vào những đự án khởi nghiệp có quỹ đầu tư lớn, phát triển nhanh trong những thị trường độc nhất. Cuối cùng, nó bao gồm rất nhiều chia sẻ và câu trích dẫn của những nhà sáng lập về chính thất bại của công ty họ.
Vậy điều gì đã xảy ra với các doanh nghiệp này? Trong hầu hết các trường hợp, có 5 lý do thất bại phổ biến nhất dưới đây:
Không có nhu cầu thị trường: 42%
Tới gần một nửa số dự án khởi nghiệp kinh doanh bị thất bại bởi không đạt được đủ lượng người muốn sử dụng sản phẩm hay dịch vụ mà họ cung cấp. Jeff Novich giải thích thất bại của chính bản thân anh với Patient Communicator (một ứng dụng tin nhắn tiện ích dành cho bệnh nhân để nhận được phải hồi nhanh nhất từ bác sỹ và các nhân viên) rằng: “Tôi nhận ra công ty không có nhiều khách hàng bởi không ai thật sự thích thú với mô hình kinh doanh mà chúng tôi đưa ra. Các bác sỹ chỉ muốn nhiều bệnh nhân hơn chứ không phải một văn phòng làm việc tiện dụng hơn”.
Cạn tiền: 29%
Gần 1/3 công ty khởi nghiệp thất bại bởi họ không có tiền mặt. Điều này xảy ra với cả những công ty phát triển như vũ bão. Nó sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi sự phát triển của công ty vượt xa tốc độ phát triển dòng tiền. Flud - một hệ sinh thái thông tin di động là ví dụ điển hình cho lý do này: "Cho dù đã thay đổi nhiều hướng tiếp cận và cố gắng nắm bắt được xu thế của thị trường, Flud vẫn dần rơi vào tình trạng cạn tiền. Trước đó công ty đã kêu gọi được 2,3 triệu USD".
Đội ngũ sáng lập làm việc không ăn ý: 23%
Ví dụ điển hình nhất cho lý do này là Standout Jobs, một cổng tuyển dụng cho những công ty tầm trung: “Đội ngũ sáng lập không hể xây dựng được một phương án sản phẩm khả thi bằng chính năng lực của họ là một sai lầm lớn. Và họ không nên thành lập nên một công ty khởi nghiệp".
Vấn đề trở nên phức tạp hơn với trường hợp của Eran Hammer-Lahav, nhà sáng lập của nền tảng blog doanh nghiệp Nouncer: “Tôi không có cộng sự để giúp cân bằng và đưa ra những lời khuyên cũng như hậu kiểm đúng đắn, tỉnh táo cho các kế hoạch kinh doanh và quyết định công nghệ của mình".
Bị đánh bại bởi đối thủ cạnh tranh: 19%
Nhiều công ty khởi nghiệp thường xem nhẹ vấn đề cạnh tranh. Họ tin rằng chỉ cần xây dựng nên một thứ gì đó rất sáng tạo và cải tiến để không ai có thể sao chép được là thành công.
Tuy nhiên, suy nghĩ này có thể dẫn tới kết quả tồi tệ. Ví dụ điển hình là Mark Hedlund khi thành lập Wesabe, một công cụ quản lý tài chính cá nhân đã thu hút được 4,7 triệu tiền đầu tư nhưng cuối cùng đã bị đánh bại hoàn toàn bởi đối thủ Mint.
“Khách hàng dễ dàng hơn rất nhiều khi trải nghiệm với Mint. Mọi thứ đều tuyệt vời - không phụ thuộc vào một nguồn cung cấp duy nhất, đề cao tính bảo mật của người dùng, giúp người dùng tạo ra những thay đổi tích cực đối với sức khoẻ tài chính của khách hàng".
Vấn đề giá cả, chi phí: 18%
Nếu bạn đang bán một sản phẩm hoặc dịch vụ mà chưa ai từng nghe tới trước đó, sẽ rất khó để tính toán chính xác chi phí và đặt giá cho sản phẩm sao cho có được cơ hội thành công cao nhất. Điều này đã xảy ra với Delight.io, website theo dõi tương tác của người dùng ứng dụng với các thiết bị của họ với những sai lầm trong quá trình định giá dịch vụ.
No comments:
Post a Comment