Hầu hết mọi người sẽ quan tâm đến cách tối ưu máy tính?..mà không mấy ai để ý tới cách bảo quản cũng như giữ gìn máy một cách tốt nhất. Chính vì vậy, hôm nay mình sẽ chia sẻ một số những sai lầm thường xuyên bạn mắc phải, để bạn có thể tránh và bảo vệ các bộ phận phần cứng máy tính lâu bền nhất.
1. Sử dụng tài nguyên không hợp lí
Tài nguyên máy là các thành phần của máy tính được sử dụng vào việc lưu trữ, chạy và xử lý chương trình. Trong khi sử dụng, bạn có thể vô tình tạo ra những thư mục, tập tin rác (không cần thiết) làm tốn bộ nhớ của máy tính. Hay là khi bạn cài đặt các phần mềm cho máy, thường có thêm các phần mềm phụ, các homepage, toolbar…, nó sẽ được cài đặt trên máy nếu như bạn không đọc kĩ hướng dẫn. Và tất nhiên, những tập tin rác sẽ được tạo ra, trình duyệt web trở nên nặng nề khi phải load đủ các dữ liệu không cần thiết như thế.
Và điều lưu ý cuối cùng cho việc sử dụng tài nguyên không hợp lí đó là: chạy các chương trình không cần thiết song song với khởi động hệ điều hành. Điều này khiến cho CPU trở nên ì ạch và tốc độ xử lý chậm dần theo thời gian.
Từ những lỗi hay mắc phải ở trên, mình có một vài lời khuyên như sau:
Chỉ cài đặt những phần mềm mà mình thường xuyên sử dụng, không cài đặt linh tinh.
Đọc kĩ hướng dẫn trước khi cài đặt chương trình, quan sát và cài đặt chương trình từng bước để bỏ qua các công cụ không cần thiết.
Thường xuyên dọn dẹp máy tính để tối ưu hóa tài nguyên, bạn có thể dọn dẹp máy tínlam gih của mình bằng các phần mềm như: Advanced SystemCare Pro, AtomicCleaner và CCleaner 4.03 Pro …
Sử dụng giao diện mặc định của các chương trình cũng như trình duyệt web để giảm thiểu tối đa tài nguyên.
2. Vị trí đặt laptop không hợp lí
Bạn không nên đặt laptop ở các vị trí như nền nhà, nơi hấp thụ và giữ nhiệt lâu, nơi thường xuyên có sự di chuyển. Nền nhà là nơi dễ bám bụi và dễ làm laptop của bạn bị trầy xước. Nơi hấp thụ và giữ nhiệt lâu sẽ khiến laptop của bạn nhanh chóng bị nóng và nóng lâu.
3. Để sách vở, đồ dùng trên bàn phím
Khi máy tính đang mở hoặc gập xuống, nếu như bạn đặt lên đó cuốn sách hoặc vở trên bàn phím hay nắp của Laptop cũng sẽ khiến nó bị trầy xước. Tốt nhất, bạn không nên đặt bất kỳ một vật nào lên trên laptop của mình để bảo vệ vẻ bề ngoài cũng như thiết bị bên trong.
4. Vừa ăn uống vừa làm việc với Laptop
Đây là điều mà rất nhiều người dùng mắc phải. Nó là điều tối kị mà người dùng laptop nên lưu ý, khi bạn đang uống cà phê hoặc ăn uống ở đâu đó mà làm việc với laptop. Vô tình bạn có thể cho nó tắm trong cà phê hoặc no thức ăn giống như bạn.
5. Bảo vệ laptop khi đang di chuyển
Không nên di chuyển laptop một cách thô kệch như cầm tay, nhét vào cặp… Hãy trang bị cho chiếc laptop của mình một chiếc túi chống sốc và một chiếc balo để bảo vệ máy tính, để tránh được những va đập mạnh khi đang di chuyển.
6. Làm bác sĩ đa khoa cho laptop
Bạn không nên làm bác sĩ cho máy tính của mình. Với các lỗi nhỏ thì không sao, nhưng khi gặp những rắc rối liên quan đến hệ thống bạn có thể chữa “lợn lành thành què” đấy. Vì vậy, khi gặp sự cố, hãy hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực này, đừng tự mình làm bác sĩ đa khoa nhé!.
7. Cắm sạc pin khi sử dụng Laptop trong thời gian dài
Tất nhiên, Laptop là phải sử dụng pin, nhưng các bạn nên lưu ý rằng khi laptop đã hết pin các bạn cắm sạc pin cũng khiến cho nhiệt độ Laptop tăng cao. Trong lúc cắm sạc pin các bạn không nên chơi game hoặc sử dụng tài nguyên CPU nhiều. Nó sẽ khiến laptop nóng nhanh hơn nữa, và cắm sạc Pin lâu có thể làm chai pin nếu như máy tính của bạn không hỗ trợ Adapter tự ngắt điện.
No comments:
Post a Comment