Câu chuyện là chia sẻ của anh Đào Ngọc Tú về startup thám lộ và những bài học kinh nghiệm của chính mình. Chúng tôi xin cảm ơn những chia sẻ và bài học đầy hữu ích của anh với toàn thể cộng đồng startup.
>> Hai mô hình tăng trưởng điển hình của một startup
>> Viber: 100 triệu người dùng và 0 đô la lợi nhuận
>> Timing trong startup (Phần 2): Onlive thất bại do…đi trước thời đại
>> Làm startup, có cần phải “khủng” về công nghệ?
>> Bạn sẽ hỏi những gì khi phỏng vấn một developer?
Ảnh minh họa: Nguồn internet
“Cho những người bạn của tôi, những người đã cùng tôi chiến đấu và những người mới bắt đầu làm startup”
07/2011: Từ Singapore, tôi quyết định nghỉ việc về VN với mong muốn làm một cái gì đó cho ra hồn. Đời người chỉ sống một lần, vì thế xin ĐỪNG SỐNG NHƯ HÒN ĐÁ.
11/2011: Cùng hai người bạn nữa quyết định thành lập site: http://thamlo.vn/. Câu truyện bắt đầu với những sai lầm cơ bản của một startup mới.
Sai lầm cơ bản số 1: Nếu bạn là một người không có hiểu biết về thiết kế, tốt nhất bạn phải tìm được một partner là designer. PHẢI LÀ DEDICATED partner.
Cả ba anh em đều là những người không biết chút gì về design. Tôi thậm chí còn chưa từng sờ đến một dòng HTML và PHP nào trước kia. Tất nhiên tôi sẽ chẳng biết cái Yii là cái quái quỷ gì. Vì thế chúng tôi quyết định đi tìm thuê partime một người làm design, công việc bao gồm design trang web và các icons với số lượng rất lớn. Sau khi dạo qua một lượt vài người. Chúng tôi dừng lại để chấm 2 người. Người đầu tiên chúng tôi chấm là một tay rất khá về design web, tuy nhiên đó lại là một sai lầm khi chúng tôi không lường được việc anh ta không bố trí nổi thời gian để hoàn thành công việc. Điều này buộc chúng tôi phải lựa chọn một người khác chuyên về icons vì lúc đó chúng tôi cho rằng việc có icon là cần thiết hơn cả. Vì không có khiếu thẩm mỹ nên chúng tôi đã quá dễ giãi trong việc chấp thuận các thiết kế. Điều đó làm nên một hệ thống xấu kinh khủng. Tuy vậy lúc đó tôi vẫn tự tin rằng xấu không quan trọng. Quan trọng là chúng tôi có một cách thức tiếp cận sẽ làm người dùng hài lòng —> Điều này là sai
Sai lầm cơ bản số 2: Nếu chọn partner, nhất thiết phải tìm được người sẵn sàng theo đến cùng dự án.
Cả hai người làm cùng tôi đều đã có gia đình và có con, đều từng kinh qua vô vàn các dự án phần mềm trên trời dưới biển với khách hàng khắp nơi trên thế giới. Họ đều là những người được đánh giá là dạng giỏi trong công ty cũ. Điều này thoại nhiên cứ tưởng là điểm tốt, tuy nhiên không hẳn là vậy. Người đầu tiên buộc phải rời bỏ chúng tôi sau 3 tháng SUY NGHĨ vì sức ép của cơm áo gạo tiền. 3 tháng sau nữa, đến lượt người thứ hai cũng không chịu nổi sức ép về cơm áo gạo tiền và đành ra đi để lại một phần của sản phẩm dang dở. Tôi không trách họ, gia đình là điều quan trọng nhất trong cuộc sống này. Tôi tự trách mình đã tự đánh lừa chính mình với cái tình huống hiển nhiên này mặc dù tôi đã suy nghĩ từ trước đó khá nhiều về tình huống này. Còn lại một mình, tôi chiến đấu như một thằng điên, tự mình làm lấy hết mọi việc. Tròng mắt lúc nào cũng như muốn nổ tung vì thiếu ngủ. Tôi vẫn tự cổ vũ mình, chỉ còn vài bước nữa thôi, cố gắng lên. Dù thực sự thâm tâm tôi biết rằng tôi đang đi đến những bước cuối cùng của sự tuyệt vọng –> Đừng bao giờ tự lừa chính mình.
Sai lầm cơ bản số 3: Nếu bạn làm nội dung, nhất định nội dung phải rất xuất sắc.
Khi những người ngoài truy cập vào trang. Họ phân thành hai loạia) Loại một: Những người có hiểu biết về kỹ thuật và mỹ thuật: Họ thường chê bai về hình thức, ví dụ cái này nhẽ ra phải nhỏ đi, cái này cần to ra, cái này chạy chậm, cái kia chạy nhanh, etc… Thực ra họ cũng đúng, nhưng dưới góc nhìn tổng thể bạn có thể thấy điều này không đúng.
b) Loại hai: Những người dùng bình thường. Đây mới là đối tượng mà hệ thống cần chăm sóc kỹ lưỡng, điều họ mong muốn là đi tìm kiếm thông tin. Chúng tôi tự tin đã cung cấp cho họ một phương thức mới để tìm kiếm thông tin. Nhưng kết quả họ nhận được thật tồi tệ. Hầu hết các thông tin họ tìm thấy chỉ giới hạn trong 150 từ. Nó là đủ để mô tả cảm xúc ở các status nhưng chắc chắn là thiếu với một người đang đói và tìm kiếm thông tin. Để kiểm chứng điều này tôi đã quan sát khoảng 20 người bình thường sử dụng hệ thống. Họ đều đi ra với cái lắc đầu ngán ngẩm vì phải tiếp tục tìm kiếm thêm thông tin sau khi vào hệ thống của chúng tôi. Điều này cũng được kiểm chứng tại hệ thống log các activities của người dùng.
Ai đã từng nhìn thấy trang đầu tiên của Google hay Facebook đều có thể cảm nhận thấy nó xấu kinh khủng so với các hệ thống lớn thời đó như Yahoo, AOL hay Myspace . Nhưng họ vẫn phát triển nhờ có cách thức tiếp cận hoàn hảo và nội dung đáp ứng đúng nhu cầu của người sử dụng –> Nếu bạn là người đi sau, hãy cố gắng làm tốt nhất điều này. Nội dung mới chính là chìa khóa để dẫn đến thành công.
Sai lầm lớn nhất: Không tính đến việc xây dựng cộng đồng
Từ thiết kế ban đầu, chúng tôi đã hướng đến việc thiết kế một hệ thống mở cho phép người dùng tìm kiếm và CHIA SẺ các thông tin hữu ích dựa location. Người dùng chỉ cần đơn giản là click chuột phải vào bản đồ tại địa điểm cần chi sẻ là có thể chia sẻ được. Tuy nhiên cả hai chúng tôi đều sai lầm khi đặt CHIA SẺ ở vị trí số 2. Việc thuê chỉ MỘT NGƯỜI tìm lấy thông tin và đưa lên làm cho thông tin bị méo mó dưới góc nhìn của người đưa tin. Sự đa dạng thông tin không còn nữa dù người được thuê rất cố gắng. Vâng, một lần nữa lại là vấn đề nội dung. Người dùng có thể không thấy một cách hiển nhiên điều này, nhưng họ có thể cảm thấy khi sử dụng hệ thống. Đến lúc tôi nhận ra được điều này thì sức lực đã gần như cạn kiệt –> Nếu bạn làm sản phẩm cộng đồng, bạn cần có một kế hoạch rõ ràng cho việc xây dựng cộng đồng.
Ai đó đã từng nói:”Giving up doesn’t always mean you’re weak; sometimes it means that you are strong enough to let go”.
Tôi không tự biện hộ cho chính mình, chỉ đơn giản cảm nhận thấy điều tôi đang làm là không thể nếu cứ tự chiến đấu lẻ loi đơn bóng một mình thế này. Tôi vẫn đang tìm kiếm một cơ hội cho đứa con tinh thần của mình sống sót. Nếu một người hoặc một tổ chức nào đó thực sự có niềm tin rằng hệ thống này tốt và có một kế hoạch để chứng minh và đảm bảo rằng ý tưởng này thành công, chúng tôi sẽ ủng hộ và chia sẻ tất cả những gì chúng tôi đã tích lũy được.
Còn trước mắt, tôi cũng phải đối diện với cơm áo gạo tiền. Tôi sẽ lại đi làm thuê vài năm để tích lũy. Cuộc sống vẫn tiếp tục…
Hà Nội ngày 24/09/2012
Đào Ngọc Tú
Theo GiK
Link to full article
No comments:
Post a Comment