Nomophobia là một thuật ngữ được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu Anh năm 2008 để miêu tả những người hay gặp phải trạng thái căng thẳng, buồn chán khi không có điện thoại bên người. Mới đây, một trung tâm nghiên cứu và chữa trị loại bệnh này đã được mở ra ở phía Nam California.
>> Điện thoại di động bẩn gấp 10 lần nắp toilet
>> Dùng thiết bị điện tử nhiều có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ
>> Điện thoại di động sẽ phải dán nhãn cảnh báo phóng xạ
>> 10 sự thật thú vị về điện thoại di động
>> Chạy trốn vào rừng vì “dị ứng công nghệ”
Ảnh chế về tình trạng nghiện điện thoại. Ảnh internet
Trong một nghiên cứu gần đây của SecurEnvoy, 41% số người được hỏi đều sử dụng từ một đến hai điện thoại. Một nửa trong số họ cảm thấy cực khó chịu nếu như có ai đó bất chợt nhìn thấy tin nhắn trên máy của họ. Nghiên cứu gần của SecurEnvoy cũng chỉ ra rằng có tới 70% số nam giới và 61% số nữ giới cảm thấy lo lắng nếu như bị mất điện thoại. Phụ nữ “nghiện” nặng hơn nam giới, và nguyên nhân có thể là vì các anh thường có hai cái di động và hiếm khi vứt bừa bãi cả hai cái.
Không có nhiều ngạc nhiên khi những người trẻ tuổi có tỷ lệ lo sợ mất điện thoại cao nhất. Cụ thể, trong độ tuổi từ 18 đến 24, có tới 77% số người bị mắc chứng bệnh Nomophobia. Trong khi đó tỷ lệ này chỉ là 68% ddoois với nhóm người có độ tuổi từ 25 đến 34. Ngoài ra số người có độ tuổi trên 55 cũng bị mắc bệnh sợ mất điện thoại khá cao, chiếm đến 1/3 tổng số người mắc bệnh này.
Theo định nghĩa y học, việc cần tới một thứ gì đó để thỏa mãn hoặc cảm thấy bình thường được coi là một chứng bệnh. Trung tâm chữa trị mới thành lập mang tên Morningside ở phía nam California đã đưa ra một phác đồ nhận dạng và điều trị dành cho những bệnh nhân này bằng cách đưa họ vào một môi trường được thiết kế đặc biệt để dễ nhận ra những dấu hiệu tâm lý bất ổn từ việc mất điện thoại. Từ các mức độ nghiện điện thoại của người dùng mà các bác sĩ ở đây sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau từ những cách đơn giản như giảm dần thời lượng sử dụng điện thoại cho đến quyết liệt như cấm sử dụng các thiết bị công nghệ trong một thời gian dài.
Môi trường của trung tâm Morningside Recovery Center cũng đưa ra một kết quả thú vị rằng sử dụng quá mức các thiết bị công nghệ cũng có thể dẫn đến Nomophobia. Chẳng hạn như những người thường xuyên sử đụng các thiết bị và công cụ chat để giao tiếp và bộc lộ cảm xúc thường bị ám ảnh về việc luôn phải online. Các bệnh nhân Nomophobia thường hay gặp khó khăn khi giao tiếp với mọi người nếu không sử dụng đến điện thoại.
Trung tâm Morningside Recovery Center đã đưa ra một loạt các dấu hiệu dễ nhận biết của Nomophobia dành cho người dùng. Nếu bạn là người không thể tắt điện thoại đi hoặc hay phải bật màn hình khóa của smartphone lên để kiểm tra dù chẳng có tin nhắn hay cuộc gọi nhỡ thì bạn đang mắc phải triệu chứng của Nomophobia. Lời khuyên dành cho bạn đó là hãy giảm bớt thời gian bên điện thoại của mình.
Sở dĩ điện thoại di động trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống nhiều bạn trẻ là vì ngoài tính năng gọi, nghe, giúp kết nối mọi lúc mọi nơi, thì “dế yêu” còn là nhật ký cá nhân, email, máy tính, máy chơi game, máy chụp hình, máy nghe nhạc…
Theo GenK
Link to full article
No comments:
Post a Comment