Vài tháng trước, tôi có cuộc nói chuyện trên trang Pivotal Labs về lý do mọi người thường thất bại trong việc triển khai startup của mình theo lý thuyết lean startup, dù ai cũng có vẻ hết sức tâm đắc với nó. Từ kinh nghiệm của mình, tôi đã trình bày một vài điểm cần lưu ý như sau.
>> Thamlo.vn – Bài học từ những sai lầm cơ bản của một newbie startup
>> Hai mô hình tăng trưởng điển hình của một startup
>> Viber: 100 triệu người dùng và 0 đô la lợi nhuận
>> Timing trong startup (Phần 2): Onlive thất bại do…đi trước thời đại
>> Làm startup, có cần phải “khủng” về công nghệ?
Không có gì là đơn giản. Ảnh minh họa
Thông thường, khi nhắc tới Lean Startup, sẽ có hai kiểu phản ứng sau:
- “Chuẩn, cứ làm theo cái này là chúng ta sẽ thắng!”
- “Cảm ơn Quý ngài Hiển nhiên, nhưng chúng ta vốn đã làm như vậy rồi”
Tuy nhiên, Lean Startup không phải là
- Hỏi khách hàng xem họ muốn gì (hay liệu họ có thích ý tưởng của bạn không)
- Lải nhải mấy từ “MVP” (sản phẩm hữu dụng tối thiểu – Minimun Viable Product) khi trình làng sản phẩm.
- Cứ mỗi 10 phút là nghĩ đến 1 ý tưởng mới.
- Làm việc một cách quá dễ dãi
Vậy suy nghĩ của tôi về “lean” là gì, đặc biệt trong giai đoạn đầu?
- Bạn xây dựng mô hình kinh doanh dựa trên một số giả định chưa được kiểm chứng-
- Đi ra ngoài và học hỏi từ thực tế (và think-out-of-the-box)
- Thách thức không thương tiếc những ý tưởng và giả định của bạn thông qua các thử nghiệm tập trung.
- Tìm ra cách nhanh nhất, ngắn nhất để gây dựng lòng tin đối với ý tưởng của bạn
- Ưu tiên quá trình học hỏi khi đưa ra sản phẩm và tăng trưởng
- Lặp lại nhiều thử nghiệm để kiểm định sự chính xác, không phải nhượng bộ với giải pháp tạm thời.
- Lượng hóa và đo lường các nhân tố và các quá trình tham gia vào quyết định cuối cùng.
Tất cả các chiến lược trên nhằm giảm thiểu rủi ro và tối đa sự hiệu quả.
Vậy tại sao thực tế các chiến lược trên quá khó để thực hiện?
1. Cân bằng suy nghĩ
Rất khó để cân bằng giữa việc bóp méo sự thật (tin vào cái chưa tồn tại – một phẩm chất quan trọng của những người khởi nghiệp) và việc liên tục đặt câu hỏi. Bạn cần phải rất tự tin để thuyết phục đồng nghiệp và nhà đầu tư, và đôi khi cần phải biết cách cười vào mặt mình, liên tục thử thách bản thân
2. “Đừng lấy đi óc tưởng tượng của tôi”
Để trở thành người sáng lập hay muốn phát minh ra gì đó, bạn cần có tầm nhìn và tin tưởng tầm nhìn của mình. Chẳng ai thích thú khi biết là mình sai. Bản chất của loài người là không sẵn sàng đón nhận tin xấu. Khi bạn vẫn còn đang ngồi thoải mái trong văn phòng để thiết kế sản phẩm , tầm nhìn của bạn sẽ dường như đúng hướng 100%, khách hàng của bạn cũng 100% hài lòng (vì thực tế là chưa có ai cả), và tiềm năng startup của bạn như tỏa sáng rạng rỡ. Đôi khi bạn được nhà đầu tư đánh giá cao hơn nếu ý tưởng của bạn chưa được đưa ra thị trường (dù thường thì bạn cần có kinh nghiệm thành công mới được nhìn nhận kiểu này).
Và tất nhiên, cũng có những trường hợp bạn nghĩ mình là Steve Jobs, chỉ nghe theo cảm tính của mình (Jobs không bao giờ để tâm đến chuyện Jobs đã đổ bao nhiêu tài năng và tiền của vào giải quyết vấn đề ấy trước khi ra quyết định cuối cùng).
3. “Tôi là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình”
Đây là một mẹo nhỏ. Chuyên môn có thể là một yêu cầu tiên quyết đối với một startup. Thật không may là hầu hết các chuyên gia này coi kiến thức và kinh nghiệm của họ là sự thật đã được chứng minh chứ không phải là giả thuyết. Khi bạn định sáng tạo cái gì đó, bạn phải luôn sẵn sàng tự hỏi mình đã biết được những gì bì bạn đang tạo ra một vấn đề hoàn toàn mới theo đúng bản chất của việc sáng tạo.
Tuy nhiên, thật khó để thừa nhận rằng chuyên môn của bạn cũng có thể là một gánh nặng. Điều quan trọng cần phải nhớ là sáng tạo ở đây cũng đồng nghĩa với việc bạn đang “đoán”.
4. Lean Startup không phải về để gọi vốn hay tăng trưởng.
Trong giới công nghệ việc gọi vốn là thiết yếu. Gọi được vốn có thể xem là thành công và có thể làm cho bất kì doanh nhân nào mình như siêu nhân, ít nhất là trong một lúc. Việc gọi vốn vốn có thể là chuyện tốt hay xấu đối với 1 startup, tùy thuộc vào việc họ có sử dụng vốn hiệu quả hay lãng phí. Điều quan trọng nhất là việc gọi vốn đối với startup giống như ôxy với cơ thể sống, nhưng không phải thành công thực sự.
Các nhà đầu tư mạo hiểm muốn thấy được sự tăng trưởng, nhưng không phải lúc nào họ cũng quan tâm liệu sự tăng trưởng đó có bền vững hay có ý nghĩa gì không. Các nguyên tắc của Lean có thể sẽ bị gạt sang một bên khi các công ty cố gắng tạo ra mức tăng trưởng cao hơn là tập trung vào các quy trình thiết yếu, các số liệu thực tế và thành công bền vững.
5. Việc thiết kế sản phẩm bị sao nhãng.
Các founder thường yêu cầu thiết kế sản phẩm phải ưu việt nhất khi ra mắt khách hàng. Tuy nhiên, lean đề cao việc học hỏi qua sản phẩm.
Nhu cầu được thể hiện tầm nhìn và giải pháp của mình là nhu cầu tự nhiên. Theo nhiều cách, lean nói rằng “hãy kiên nhẫn, cải tiến dần dần và cần hết sức thực tế”. Kiên nhẫn là 1 việc khó khăn. Và đối với người phát triển phần mềm, cần nhớ rằng giao sản phẩm xong không phải là kết thúc mọi chuyên.
(Vấn đề 5 là thứ gây khó dễ nhiều nhất với tôi, vì tôi vốn là một nhà sáng chế. Tôi thích thiết kế và chế tạo sản phẩm. Thú vui của tôi là chế tạo sản phẩm trước, rồi quan sát xem điều gì xảy ra tiếp theo. Tất nhiên, tầm nhìn càng lớn thì bạn càng tự thôi thúc mình chế tạo nhiều hơn. Lean giúp tôi xây dựn cho mình những quy tắc hữu ích.)
6. Sợ những điều tiêu cực.
Thế giới startup sống dựa vào những câu chuyện mà nhân vật chính là những người sống sót. Nhưng thế giới này giống như một tảng băng, và cũng nguy hiểm như vậy. Chúng ta thấy một vài thành công nổi lên trên mặt nước rồi cố gắng làm theo hành động của họ. Chúng ta bỏ qua vô số startup chìm dưới mặt nước, thất bại.
Mọi người thường phó mặc số phận khi thiết kế sản phẩm theo hướng “được ăn cả ngã về không”. Nói cách khác, tại sao lại phải kiểm tra thứ gì đó đã được hoàn thiện một phần khi biết rằng cuối cùng cũng thất bại? Tất nhiên, câu trả lời là để bạn có thể học hỏi. Điều thứ hai cần nhớ là nếu bạn cần tất cả các miếng ghép trong trò chơi xếp hình được đặt vào đúng chỗ của nó để đạt được thành công, thì các miếng ghép thừa sẽ gây phiền phức cho bạn (thậm chí hơn cả bình thường).
7. Rất lộn xộn
LS cần các phương pháp khoa học, nhưng không hoàn toàn là như vậy. Các biến số sẽ rất khó để tách riêng ra. Kích thước mẫu có thể không lớn. Và bạn có thể dễ dàng đi đến kết luận: “Đằng nào tôi cũng phải dựa vào cảm quan để đánh giá, tại sao cứ phải kiểm định làm gì?”
8. Sẽ không thoải mái.
Với lean, bạn đánh cược với bản thân mình, ý tưởng của mình, danh tiếng của mình. Bạn thể hiện mình trước khách hàng mà biết rằng mình có thể sẽ thất bại. Cuối cùng, nếu cuộc sống của bạn gặp khó khăn, bạn sẽ không có nơi nào để ẩn náu.
9. Không có quy tắc nào cả.
Quy tắc đầu tiên của lean startup là không có quy tắc nào cho lean startup cả. Mọi sáng tạo đều có bối cảnh riêng của nó. Các ưu tiên và chiến lược sẽ vì thế mà rất khác nhau. Điều này làm lean startup trở lên rất khó nắm bắt và triển khai.
Lưu ý cuối cùng
Cuối cùng, có nhiều yếu tố trong tâm lý con người khiến việc triển khai các lean startup trở lên không hiệu quả và ngắt quãng, nhưng ngược lại thời gian của bạn sẽ được tận dụng tối đa và bạn sẽ hiểu làm startup thực sự khó thế nào. Nhưng nhiều người cần phải nếm quả đắng một hai lần trước khi họ thực sự nhận ra điều đó.
Theo Westart
Link to full article
No comments:
Post a Comment