Môt đại dịch quy mô toàn cầu đang đe doạ loài người, đó là đại dịch trên mạng máy tính (cyberepidemia). Đại dịch này có thể đặt dấu chấm hết cho “thế giới mà chúng ta từng quen biết”. Đó là lời cảnh báo của Evgenii Kaspersky, người sáng lập ra hãng phần mềm chống virus máy tính của Nga.
>> Mỹ đang thực hiện dự án lớn về chiến tranh mạng
>> Những điều cần biết về malware Gauss
>> Virus Flame là dự án tầm cỡ quốc gia
>> Chiến tranh mạng (kỳ 4): Hậu quả tàn khốc của Stuxnet
>> Chiến tranh mạng (kỳ 3): Bàn tay của người Israel
Bằng virus máy tính, người ta có thể hủy diệt cả hành tinh chỉ với 100 triệu USD.
Đã nhiều lần nạn dịch virus máy tính bùng phát, nhưng lý do để người ta lo lắng chỉ dấy lên vào khoảng tháng 6 vừa qua, khi virus Flame xuất hiện trên 600 máy tính ở vùng Trung-Cận Đông.
Như tuyên bố của của công ty Kaspersky, đó là virus mạnh nhất và phức tạp nhất cho đến thời điểm được phát hiện. Sự độc hại của nó đã đươc đề cập đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nó có thể chiếm các đường truyền, kiểm soát trang chủ trình duyệt web, ăn cắp dữ liệu, ghi lại những cuộc đối thoại mật… Số máy nhiễm virus sau đó có thể lên đến 5000.
Bản thân ông Kaspersky đã phát biểu trong một hội nghị tại Trường ĐH Tel-Aviv: “Tôi sợ rằng những “trò chơi” như thế này chỉ mới bắt đầu. Khi những vụ việc như vậy trở thành phổ biến và nhanh chóng lan ra toàn cầu thì chúng sẽ đặt dấu chấm hết cho cái thế giới mà chúng ta đã từng biết đến.
Trên hành tinh có rất nhiều hệ thống máy tính và chẳng cần giải thích chắc ai cũng hiểu được mọi hoạt động trong xã hội chúng ta ngày nay phụ thuộc vào chúng đến mức độ nào”. Theo lời chuyên gia diệt virus này, nếu như loài người “đi cùng một hướng, thì thế giới sẽ thay đổi vô cùng mạnh mẽ.
Giám đốc Kaspersky cảnh báo: “Các virus tương tự như Flame cực kỳ nguy hiểm ở chỗ chính chúng có thể được dùng để viết ra những chương trình nguy hiểm hơn nhiều. Thế nhưng trong hoàn cảnh hiện nay nhiều nước trên thế giới có khả năng tạo ra những virus như vậy và tung lên không gian mạng. Có thể nói việc tạo ra chúng là rất rẻ, có thể chỉ cần bỏ ra 100 triệu USD là đủ để tạo ra một virus có thể huỷ diệt cả thế giới.”
Ông cũng cho biết có thể thực hiện việc này không khó khăn gì: “Thậm chí những nước hiện chưa hề có kinh nghiệm cần thiết cũng có thể thuê chuyên gia, hoặc bắt cóc họ phục vụ cho mục tiêu của mình, hoặc tài trợ cho các hacker đầy rẫy trên thế giới để làm việc này nên khả năng xuất hiện các virus nguy hiểm như Flame là đang hiện hữu”.
Bất cứ ai cũng có thể trở thành vật hy sinh của vũ khí tin học vì Internet không có biên giới và cuộc tấn công vào bất cứ ngành nào – ví dụ vào ngành điện chẳng hạn để mọi người dễ hình dung – cũng có thể làm đảo lộn xã hội, gây hậu quả to lớn.
Hai kịch bản của đại dịch tin học có khả năng xảy ra là đánh sập toàn bộ Internet và tấn công vào những cơ sở hạ tầng trọng yếu, ông Kaspersky nhấn mạnh, nhưng cho tới nay chưa hề có sự bảo vệ nào trước những mối đe doạ từ Internet. Ông cũng nhấn mạnh là các virus tương tự cũng không loại trừ nhằm vào các hệ điều hành phổ biến nhất là Windows và Linux.
Chiến lược duy nhất để tránh các thảm họa tin học là hợp tác giữa các quốc gia. Kaspersky đề xuất và so sánh vũ khí tin học với vũ khí sinh học. Chúng ta hãy nhớ lại rằng, cách đây không lâu các nhà khoa học đã phát hiện ra một mối nguy hiểm khác nữa mà virus máy tính có thể mang đến. Những chương trình độc hại trong một tương lai không xa sẽ trở thành vũ khí sinh học thực sự. Ý tưởng này đã được các chuyên gia trong lĩnh vực Sinh học tổng hợp – một trong các hướng mới nhất của Di truyền học hiện đại – giấu kín mà không tiết lộ ra.
Theo Vietnamnet
Link to full article
No comments:
Post a Comment