Đam mê và ngưỡng mộ thầy phù thủy công nghệ của thế giới, một số nghệ sĩ Việt Nam đã dành trọn một năm nghiên cứu và sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật để tưởng nhớ ông.
>> 13 nhân vật ảnh hưởng đến huyền thoại Steve Jobs
>> Không khí tại Apple sau một năm Steve Jobs mất
>> Những chuyện chưa được kể về Steve Jobs
>> Apple Maps là ý tưởng của Steve Jobs
>> Lấy cắp phế liệu để khắc tượng Steve Jobs
Steve Jobs đã được tạp chí Time đưa vào trong danh sách 20 người Mỹ có tầm ảnh hưởng nhất thế giới, ngang hàng với Albert Einstein, Thomas Edison, George Washington…
Cùng với Apple, Steve Jobs đã làm nên 7 cuộc cách mạng, đã được nhà báo – tác giả Walter Isaacson liệt kê trong cuốn tiểu sử về nhà đồng sáng lập Apple: cách mạng về sản xuất máy tính cá nhân, công nghiệp âm nhạc, công nghiệp xuất bản điện tử, công nghiệp hoạt họa, công nghiệp điện thoại di động, công nghiệp máy tính bảng và lĩnh vực bán lẻ (tuy không phải cách mạng, mà là tái tạo lại với chuỗi cửa hàng bán lẻ toàn cầu có doanh thu lớn nhất thế giới).
Lễ tưởng nhớ Steve Jobs diễn ra tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.
Các cuộc cách mạng đó kéo dài trong suốt 35 năm từ 1977 đến 2012 và đã được nhóm nghệ sĩ Việt Nam mô tả lại trong loạt tác phẩm hội họa. Trong một năm, 21 tác phẩm sơn dầu khổ 100 x 120 cm và một tác phẩm điêu khắc cao 2,75 mét bằng chất liệu composite và thép đã được hoàn thành bởi họa sĩ Bùi Văn Khoa, nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ và người chuyên nghiên cứu về Apple và Steve Jobs là tiến sĩ Nguyễn Đức Tiến. Tiến sĩ Tiến khẳng định họ là những người tiên phong trên thế giới khi thể hiện cuộc đời và sự nghiệp của Jobs hoàn toàn bằng ngôn ngữ hội họa.
Các tác phẩm được trưng bày tại triển lãm Think Different – Tư duy khác biệt, nằm trong chương trình tưởng nhớ một năm ngày mất Steve Jobs của Đại sứ quán Mỹ, khai mạc ngày 5/10 tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội.
Xem một số tác phẩm nghệ thuật trong triển lãm
Tác phẩm điêu khắc chân dung Steve Jobs. Ảnh: Hoàng Hà.
Tác phẩm Vision: Triết lý "kinh doanh phải tạo ra những sản phẩm khác biệt cho đa số người sử dụng bình dân, thân thiện như những trái táo" đã thể hiện tầm nhìn của Steve Jobs.
Tác phẩm Hồi sinh: Kể về quãng thời gian Jobs quay trở lại Apple vào năm 1997.
Tác phẩm Hy vọng: Jobs từng cầu xin Chúa cho ông sống đến ngày con trai tốt nghiệp Đại học. Mong ước của ông được toại nguyện. Ngày con trai ra trường, ông chỉ tặng con chiếc xe đạp cũ của mình. Ông tưởng tượng sau khi ông mất, con trai sẽ là một bác sĩ, đạp xe đi làm tại thung lũng Silicon.
Jonathan Ive: Chuyên gia thiết kế huyền thoại của Apple, người đã song hành cùng Steve Jobs từ khi ông quay trở lại Apple.
Một số tác phẩm khác trong triển lãm.
Triển lãm sẽ mở cửa trong 2 ngày 5-6/10.
Toàn cảnh triển lãm.
Theo VnExpress
Link to full article
No comments:
Post a Comment