Sunday, October 7, 2012

Google và Apple: khác nhau hoàn toàn, sao phải đánh nhau?

Có thể nói thị trường di động thế giới hiện nay là một cuộc chiến giữa Apple và Google. Sở hữu hai nền tảng đang chiếm hầu hết thị phần, Apple và Google cạnh tranh với nhau không chỉ trên thương trường mà ở cả mặt trận pháp lý.

>> 5 điều đồng sáng lập Steve Wozniak muốn thay đổi ở Apple
>> Samsung đã chính thức nộp đơn kiện iPhone 5 vi phạm bằng sáng chế
>> Chủ tịch Google: Bất chấp kiện tụng, Apple vẫn là đối tác tốt
>> 3 đại gia công nghệ Google, Apple và Facebook khiến phố Wall nổi sóng
>> Apple đang ‘giết chết’ hình ảnh của chính mình

Cuộc chiến Apple và Google ngày càng khốc liệt

Cuộc chiến Apple và Google ngày càng khốc liệt

Steve Jobs từng tuyên bố “mở cuộc chiến tranh hạt nhân nếu cần” với Android, và chiến lược của Apple là tấn công Android thông qua các hãng sản xuất phần cứng, điển hình như vụ kiện trị giá 1 tỷ USD với Samsung. Là hai ông lớn trên thị trường, việc cạnh tranh là đương nhiên, nhưng cũng có ý kiến cho rằng Apple và Google là hai công ty có mô hình kinh doanh và chiến lược hoàn toàn khác biệt, vì thế việc gì phải “sứt đầu mẻ trán” với nhau. Bài viết dưới đây phân tích cuộc chiến Apple – Google dưới góc nhìn như vậy.

Bắt đầu với chiến lược của Apple, nó khá đơn giản và dễ hiểu. Cơ bản, Apple muốn người tiêu dùng yêu thích tất cả mọi thứ về Apple, cả phần cứng lẫn phần mềm. Apple muốn người dùng xem các sản phẩm như máy tính, điện thoại, máy tính bảng và máy nghe nhạc của hãng trở thành những phương tiện chính trong của sống hàng ngày của họ. Nói một cách khách quan thì Apple đang làm rất tốt điều này: phần cứng liên tục được cải tiến để mỏng hơn, nhẹ hơn và có kiểu dáng hấp dẫn hơn, trong khi hệ điều hành hoạt động mượt mà và hiệu quả.

Trong khi đó, Google lại hoàn toàn khác. Mục tiêu của hãng không phải là chăm chút cho phần cứng hay phần mềm nói riêng, mà trên hết là làm sao cải thiện chất lượng mạng Internet, cả về hiệu năng cũng như mật độ phủ sóng. Mô hình kinh doanh của Google rất đơn giản: càng có nhiều cú nhấp chuột vào các trang web của hãng hoặc của đối tác, Google càng thu được nhiều tiền quảng cáo. Và cách tốt nhất để đảm bảo trang web có người xem không gì khác hơn là tạo điều kiện truy cập Internet chất lượng cao cho càng nhiều người càng tốt.

Đây là lý do Google cung cấp nền tảng mã nguồn mở Android cho thị trường: công ty muốn mở rộng khả năng truy cập trang web từ di đông, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người dùng có thể mở những trang web của Google, và hàng triệu trang web đối tác có đăng quảng cáo của hãng. Dự án Google Fiber vừa được triển khai hồi cuối tháng 7 cũng nằm trong chiến lược thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet phát triển hạ tầng mạng tốt hơn cho người dùng. Trình duyệt Chrome cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy: khách hàng sẽ nhấp chuột nhiều hơn nếu họ có một trình duyệt web hoạt động tốt.

Về phía Google, có thể Android sẽ không bao giờ chạy mượt mà được như iOS, và đội ngũ kỹ sư tài năng của Apple sẽ luôn là một thách thức lớn cho mọi hãng sản xuất muốn phát triển các sản phẩm Android có kiểu dáng và chất lượng sản phẩm tương xứng. Ngược lại, Apple sẽ luôn đứng sau Google về khoản ứng dụng nền web, khi mà trình duyệt Safari và bản đồ trên iOS vẫn còn cách Chrome và Google Maps một khoảng rất xa. Bên cạnh đó, một dự án “Apple Fiber” như của Google cũng là điều khó có thể xảy ra, ít nhất là trong tương lai gần.

Vậy tóm lại tất cả những phân tích trên nói cho chúng ta điều gì? Đó là đừng phí thời gian so sánh và bắt Apple phải giống Google hoặc ngược lại. Microsoft có thể đang theo đuổi con đường giống Apple, nhưng với Google thì không. Apple và Google khác nhau về tất cả mọi thứ, ngoại trừ một điểm chung là hai công ty đang đem đến cho người dùng những sự đổi mới và cách tân rất có giá trị. Đối với fan của cả hai bên, thay vì ngồi ăn thua hơn thiệt, hãy lựa chọn và mua cho mình những sản phẩm/dịch vụ đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu cuộc sống.

Theo Tinh Tế


Link to full article

No comments:

Post a Comment