Việc chọn lựa ống kính luôn làm đau đầu bất kỳ người chơi nhiếp ảnh nào. Bài viết đánh giá nhanh những ưu điểm và nhược điểm của các ống kính “all in one” của các hãng, giúp các bạn mới bước chân vào thế giới nhiếp ảnh khỏi bị ngộp và từ đó tìm được cho mình một ống kính phù hợp.
>> Ống kính Canon EF 200-400 mm cuối năm nay sẽ ra mắt
>> Ống kính góc siêu rộng Samyang 10 mm f/2.8 cho Canon và Nikon
>> Nikon có thêm ống kính 1 Nikkor 18.5mm f/1.8 cho mirrorless
>> Tamron ra ống tele 70-200 mm cho máy full-frame
>> Pentax Ricoh ra loạt ống kính cao cấp cho máy ảnh K-mount
Nikon AF-S DX 18-200mm f/3.5-5.6G ED VR II
Chắc chắn bạn sẽ không thể hy vọng các ống kính đa năng siêu zoom xuống giá dù chất lượng ảnh không có gì là quá xuất sắc. Có lẽ chỉ có 18-200mm f/3.5-5.6 G thế hệ thứ II xứng đáng với những gì bạn bỏ ra.
Khi phiên bản đầu tiên được giới thiệu vào cuối năm 2005, Nikon 18-200mm được tiếp tục cải tiến với phiên bản mới hơn và nhanh chóng trở thành sản phẩm ống kính đa năng được fan Nikon tìm kiếm nhiều nhất với nhiều ưu điểm như: dãy tiêu cự đa năng cùng zoom 11.1x, lấy nét siêu êm, chống rung VR…
Ưu điểm chính của 18-200mm là khả năng chống rung được cải tiến và làm việc khá hiệu quả, ống nhận ra được các rung động khi cầm trên tay và khả năng chống rung đến 4stop. Độ nét của ống kính khá tốt ở khẩu độ 5.6 đến 8 và nét đều ở hầu hết các tiêu cự.
Điểm yếu của 18-200mm chính là mức giá quá cao, méo ảnh lớn ở tiêu cự 18mm cùng thân máy bằng nhựa không gây thiện cảm cho người dùng. Nếu cần một ống kính đa năng cho du lịch thì đây là ống kính dành cho bạn, đặc biệt màu sắc của ống kính này khá tốt. Nhưng với các yêu cầu cao hơn về độ nét và chất lượng ảnh thì DX 18-200mm f/3.5-5.6G ED VR II sẽ làm bạn thất vọng.
Đánh giá 4,5/5 điểm
Olympus Zuiko Digital ED 18-180mm 1:3.5-6.3
Có dãy tiêu cự khá chuẩn, tuy thế khi nhân với 2x thì ống kính lại trở thành 36-360mm gây thiếu thiện cảm với những tay máy cần góc rộng. Kích thước nhỏ gọn và nhẹ là ưu điểm của Olympus. Tốc độ lấy nét tự động chậm và khá ồn, bù lại khả năng lấy nét tay lại khá chính xác và tốt.
Khả năng chống rung của ống kính cũng phụ thuộc vào thân máy nên hầu như chỉ được 2-3stop, khá hạn chế khi bạn cần đẩy zoom tối đa. Về độ nét, ống kính cho ảnh nét từ khu vực trung tâm và suốt dãy tiêu cự. Biến dạng cũng được kiểm soát khá tốt ở góc rộng. Ở tiêu cự dài thì viền tím khá ít và hầu như chỉ thấy khi đẩy zoom ở mức tối đa.
Nhìn chung đây là ống kính khá tốt cho dòng máy Micro Four Thirds của Olympus.
Đánh giá 3.5/5 điểm
Canon EF-S 18-200 f/3.5-5.6 IS
Có thể xem 18-200mm của Canon là một ống kit cao cấp có hiệu năng làm việc tốt khi trang bị động cơ lấy nét siêu âm USM, chống rung 4stop và nhận biết được khi nào người dùng “lia máy” (panning) hay gắn trên chân máy.
Ống có kích thước tương đối lớn so với các ống kính cùng loại nhưng do được làm bằng nhựa nên khá nhẹ. Vòng chỉnh zoom lớn, thoải mái thao tác, và được thiết kế thêm một chốt khóa để đảm bảo sự an toàn cho ống kính trong suốt chuyến đi. Cũng như với hầu hết các ống kính zoom dài khác, méo tại 18mm là khó tránh khỏi.
Ngoài ra, Canon 18-200 chỉ tương thích với các máy crop của Canon, chất ảnh cũng chỉ ở mức trung bình. Giải pháp ống kit 18-55IS và 50-250 IS tỏ ra hợp lý hơn, Nhưng nếu bạn ngại thay ống kính và cần sự cơ động thì Canon EF-S 18-200mm f/3.5-5.6 IS cũng đáng để bạn xem qua.
Đánh giá 3/5 điểm
Sigma 18-250mm f/3.5-6.3 DC OS HSM
Ống được cải tiến từ phiên bản 18-200mm của Sigma với ngoại hình gần như tương đương nhau. Sigma 18-250mm f/3.5-6.3 DC OS HSM lợi hơn 50 mm so với Canon và Nikon là một ống kính all-in one được đánh giá khá tốt.
Khả năng lấy nét nhanh và êm với công nghệ lấy nét HSM, nhưng hệ thống lấy nét trên ống kính Sigma 18-250mm không phải là hệ thống nhanh nhất của Sigma. Ống không có công nghệ lấy nét trong. Do đó, vòng lấy nét xoay không thích hợp sử dụng loa che nắng dạng hoa sen.
Ống kính khá tốt với khả năng chống rung 4stop được đánh giá cao so với các ống kính của Canon, Nikon, Pentax. Quang sai và viền tím được kiểm soát tốt trên ống kính này. Độ nét của ống kính tương đối ổn ở khu vực trung tâm và hơi kém nét ở rìa ảnh.
Đánh giá 3,5/5 điểm
Pentax smc DA 18-135mm f/3.5-5.6 ED AL [IF] DC WR
Đây là một sản phẩm mới nhất dành cho máy ảnh Pentax, khả năng chống chói với thời tiết WR là một trong những tính năng hữu dụng đối máy ảnh du lịch, kết hợp với các thân máy chống thời tiết của Pentax như K-5, K-7, K20… thì bạn có thể lang thang khắp nơi mà không ngại mưa gió.
Ống có tiêu cự ngắn hơn so với hai ống kính của Canon và Nikon, nhưng chất lượng hình ảnh cũng như độ sắc nét được đánh giá khá tốt, ảnh nét ở trung tâm toàn dãy tiêu cự. Ống kính có vòng zoom to dễ dùng và lớp nhựa khá chắc tay. Tiêu cự không quá dài. Chất ảnh đẹp đáp ứng nhiều nhu cầu chụp ảnh khác nhau. Ống kính lấy nét êm và nhanh.
Dù sắc nét ở khu vực trung tâm, nhưng độ nét của ống kính lại kém ở rìa ảnh. Giá cũng khá cao, tuy thế đây là ống kính đang được người chơi Pentax quan tâm nhất.
Đánh giá 4/5 điểm
Tamron AF 18-270mm f/3.5-6.3 Di II VC PZD
Ống thuộc dòng sản phẩm hoàn toàn mới của Tamron với nhiều cải tiến dựa trên sự nâng cấp chống rung, cấu trúc hệ thống ống kính mới với độ nét và hiệu năng được nâng cấp toàn vẹn so với phiên bản 18-200mm của Tamron trước đây.
Ưu điểm mà Tamron muốn nhắc đến trên ống kính này là hệ thống lấy nét siêu nhanh PZD (Piezo Drive) mới nhất của hãng với cơ chế hoạt động hoàn toàn mới và dựa vào sóng siêu âm nên động cơ lấy nét trong ống kính hoạt động cực nhanh và êm. Ngoài ra khả năng chống rung VR cũng được cải tiến với khả năng chống rung 4stop hữu hiệu ngay cả khi bạn cầm máy trên tay chụp ở tiêu cự 270mm với tốc độ chỉ 1/100s.
Ngoài tốc độ lấy nét và chống rung thì độ nét trên Tamron AF 18-270mm f/3.5-6.3 Di II VC cũng khá ấn tượng. Nét đều ở tất cả các tiêu cự và ấn tượng hơn nhiều ống kính all-in one nào khác. Màu sắc của ống kinh cũng khá tốt.
Tamron AF 18-270mm f/3.5-6.3 Di ll VC PZD được đánh giá là ống kính du lịch tốt nhất năm 2011 và giành được khá nhiều giải thưởng lớn.
Đánh giá 4,5/5 điểm
Sony DT 18-250mm f/3.5-6.3
Dù ở cùng tiêu cự nhưng Sony DT 18-250mm lại nhẹ hơn gần 200g so với ống kính của Sigma, trở thành người bạn đồng hành nhỏ gọn trên mọi cung đường. Việc không được trang bị hệ thống chống rung cũng phần nào làm giảm đáng kể trọng lượng của ống kính.
Việc chống rung của ống kính hoàn toàn phụ thuộc vào chống rung của thân máy, khi chụp ở tiêu cự tối đa nếu không sử dụng chân máy thì bạn cần đẩy ISO lên khá cao hơn nhưng bù lại ảnh sẽ bị nhiễu hơn. Ống kính có độ nét tốt ở trung tâm suốt toàn dải tiêu cự nhưng giảm mạnh ở rìa. Viền tím cũng được kiểm soát tốt trên ống kính này, khi bạn sử dụng tiêu cự 200mm thì viền tím mới trở thành vấn đề, mọi việc vẫn ổn ở các tiêu cự khác.
Với mức giá quá cao so với mặt bằng chung thì chọn lựa hai sản phẩm của Tamron và Sigma sẽ hợp lí hơn.
Đánh giá 3.5/5 điểm
Kết luận
So về độ nét thì Sony có độ nét ở trung tâm khá tốt suốt toàn dãy tiêu cự, tiếp theo là Pentax. Nikon và Olympic khá nét ở góc rộng và trung bình của ống, nhưng lên đến dãy tiêu cự xa hơn thì độ nét giảm rõ rệt. Các ống kính Canon, Nikon và Sigma bị viền tím nặng ở tiêu cự dài nhất.
Ống kính Nikon được đánh giá cao nhờ thiết kế nhỏ gọn và độ nét đồng nhất ở các tiêu cự, được tích hợp nhiều công nghệ cao cấp của hãng. Vấn đề của ống kính này là giá khá cao, chất lượng hình ảnh chỉ có thể nói là tốt nhất so với các ống kính cùng loại chứ chưa thể gọi là xuất sắc.
So với Nikon thì chất lượng của ống Canon hơi thua kém dù có mức giá rẻ hơn, Olympus tốt nhất về độ nét và giá, nhưng lại hạn chế ở góc rộng. Trong khi đó ống kính Pentax khá tốt nhưng dãy tiêu cự lại hơi hẹp so với các đối thủ. Sony tốt nhất trong mọi yêu cầu, duy chỉ có giá lại là điểm trừ lớn nhất.
Hai ống kính Tamron và Sigma là giải pháp thay thế khá tốt so với các ống kính chính hãng còn lại. Tamron vượt trội hơn về dãy tiêu cự, độ nét, tốc độ lấy nét và nhẹ hơn so với Sigma. Nhiều trang web đánh giá cao ống kính của Nikon nhưng theo ý kiến riêng của người viết nhận thấy Tamron xứng đáng được đánh giá là ống kính du lịch tốt nhất năm 2011 với sự vượt trội về hiệu năng và giá so với các ống kính còn lại.
Theo Điện Tử Tiêu Dùng
Link to full article
No comments:
Post a Comment