Sunday, October 7, 2012

Spotify có nguy cơ “đổ vỡ” vì phí bản quyền

Mặc dù doanh thu tăng từ 97 triệu USD trong năm 2010 lên 245 triệu USD trong năm 2011, khoản lỗ của Spotify cũng tăng theo – từ 38 triệu USD trong năm trước lên 60 triệu USD. Trong năm 2011, chi phí bán hàng chiếm tới 98% doanh thu của hãng.

>> Dịch vụ Spotify có hơn 15 triệu thành viên tích cực
>> Dịch vụ radio miễn phí Spotify “cập bến” Android
>> Spotify là nguồn doanh thu béo bở cho các hãng đĩa
>> Spotify cấp dịch vụ radio miễn phí cho thiết bị iOS
>> Ra mắt Spotify cho iPad

Theo Cnet, PrivCo – một công ty chuyên thu thập dữ liệu tài chính từ các công ty tư nhân – mới đây đã tuyên bố rằng “Muốn tồn tại, mô hình kinh doanh của Spotify cần phải sớm thay đổi. Hiện tại, mô hình này đang “không bền vững”".

Kết quả kinh doanh của Spotify. Nguồn PrivCo

Kết quả kinh doanh của Spotify. Nguồn PrivCo

Điều này nghe có vẻ khá giống với Groupon – công ty điều hành trang mua sắm theo nhóm đình đám tại Mỹ. Đây là một startup đang phát triển với doanh thu cao, giá trị cao nhưng khoản lỗ cũng rất cao.

Tuy nhiên, không giống với Groupon, Spotify không thể cắt giảm khoản lỗ của mình thông qua việc giảm chi phí tiếp thị. Hãng, hoặc là phải thay đổi chiến lược kinh doanh của mình hay phải cố gắng tăng doanh thu hơn nữa từ việc kinh doanh.

Spotify cho phép người dùng nghe nhạc miễn phí trên desktop. Khi muốn nghe nhạc trên mobile, họ phải trả phí thuê bao hằng tháng. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là Spotify vẫn phải trả một mức phí cho cả những bài nhạc được người dùng nghe online miễn phí. Khoản tiền hãng nhận được từ các thuê bao tháng của người dùng không đủ để bù đắp chi phí cho tất cả những lần nghe nhạc miễn phí của người dùng. Và đây là lí do mà Spotify phải thay đổi nếu muốn sống sót; chẳng hạn như cố gắng thuyết phục để những người dùng miễn phí chuyển sang sử dụng thuê bao tháng trên mobile.

Spotify là dịch vụ nhạc số trực tuyến, sở hữu một lượng người dùng lớn và trung thành ở Châu Âu trước khi “cập bến” Mỹ vào năm ngoái.

Theo GenK


Link to full article

No comments:

Post a Comment