1. Muốn, Cần và Ao ước
Hãy mua thứ ta cần, đừng mua thứ ta muốn.
Nhiều người thường không phân biệt đâu là những thứ họ cần và đâu là những điều họ ao ước. Điều này dẫn tới việc nhiều người mua sắm những thứ mà họ không thật sự cần đến. Lời khuyên cho bạn là hãy phân biệt rõ ràng những thứ bạn thật sự phải dùng tiền để mua và những thứ khác cho phép bạn có sự lựa chọn có hoặc không.
2. Không biết tiền của bạn "chạy" đi đâu
Nếu thử hỏi một ai đó về những chi phí của họ, hiếm khi có người nhớ được 10% tên các khoản chi phí của mình, tuy nhiên khi nhìn lại số tiền còn lại nhiều người thật sự ngạc nhiên vì không biết tiền của họ đã "chạy" đi đâu. Đó là lý do tại sao việc theo dõi các khoản chi phí là điều rất quan trọng. Hãy lên danh sách cụ thể những khoản chi tiêu này và bạn sẽ loại bỏ được những khoản tốn tiền không đáng có.
3. Tiết kiệm cho các kỳ nghỉ
Hãy kết hợp công việc với các kỳ nghỉ ngơi du lịch định kỳ của bạn và gia đình.
Không ai ngăn cản việc bản sử dụng tiền cho những kỳ nghỉ, bạn có thể tiết kiệm tiền tại thời điểm mà bạn không dự định có một chuyến du lịch nào cả. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều tiền tiết kiệm cho các kỳ nghỉ, cuối cùng số tiền bạn còn lại sẽ chẳng đáng bao nhiêu. Thay vào đó, hãy xác định một khoản tiền nhất định cho mục đích du lịch song song với khoản tiết kiệm dành cho những mục đích khác. Bằng cách này, bạn sẽ không "xâm phạm" quá tay đến số tiền tiết kiệm và tránh được một số vấn đề tài chính.
4. Thất bại trong việc đặt ra mục tiêu
Bất kỳ kế hoạch nào cũng cần được đặt ra dựa trên nền tảng của những mục tiêu. Bạn cần biết con đường phía trước bạn cần đi và nếu đúng hướng điều bạn đạt được là gì. Dựa vào nhu cầu của mình để xác định hình thức đầu tư tài chính mà bạn muốn tham gia. Dù cho việc đầu tư của bạn là dài hạn hay ngắn hạn, bạn cũng cần nắm vững được mục tiêu của mình là gì.
5. Không để dành cho trường hợp khẩn cấp
Trong một thế giới cạnh tranh và khó dự đoán như hiện nay, bạn không bao giờ biết chính xác được khi nào những tình huống khủng hoảng có thể xảy ra. Bạn không thể ngăn cản được khủng hoảng nhưng với tiền bạc dự trữ sẽ giúp cuộc sống bớt khó khăn hơn. Chỉ tính toán về chi phí hàng tháng chưa phải là cách làm thông minh trong quản lý tài chính. Hãy lập ngân sách cho hàng tháng và ưu tiên một phần để dành cho những trường hợp khẩn cấp.
6. Thất bại trong việc lập ngân sách và trung thành với nó
Bạn nên lập ra một ngân sách cụ thể và trung thành với nó. Nhiều người có xu hướng quên mất ngân sách đã lập ra và sử dụng tiền bạc không tính toán. Điều những người này cần làm là lập riêng một tài khoản để thanh toán mọi chi phí và tiết kiệm bằng cách loại bỏ những khoản chi tiêu không cần thiết.
7. Quá nhiều nợ nần
8. Không dự trữ đủ tiền mặt
Nếu bạn dùng quá nhiều tiền cho các khoản đầu tư hoặc tiết kiệm dài hạn, bạn sẽ gặp khó khăn khi những tình huống cần sử dụng đến nhiều tiền bất ngờ xảy ra. Vì vậy, hãy nên phân bố hợp lý giữa các khoản đầu tư dài hạn, ngắn hạn và tiền mặt.
9. Thất bại trong việc đa dạng hóa đầu tư
Nói một cách đơn giản, đa dạng hóa đồng nghĩa với việc không đặt tất cả trứng vào cùng một rổ. Đầu tư luôn đi kèm với rủi ro và đặt cược tất cả tiền của bạn vào một vụ đầu tư là hành động mạo hiểm. Trong trường hợp bạn không chắc chắn về sự lựa chọn của mình, hãy tham khảo các nhà tư vấn tài chính. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ những việc bạn đang làm và tiền của bạn đang "chạy" vào đâu.
10. Nhà đầu tư thiếu kiến thức
Nhiều người không nắm được những quy tắc và kiến thức về tài chính, vì vậy dễ mắc những sai lầm trong việc lập kế hoạch tài chính. Bạn không nhất thiết trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tiền bạc, nhưng bạn cũng nên cập nhật thông tin thường xuyên. Bạn có thể tìm hiểu thêm từ Internet, báo chí hoặc tham khảo sự tư vấn những người có kinh nghiệm.
Bạn nên lập ra một ngân sách cụ thể và trung thành với nó. Nhiều người có xu hướng quên mất ngân sách đã lập ra và sử dụng tiền bạc không tính toán. Điều những người này cần làm là lập riêng một tài khoản để thanh toán mọi chi phí và tiết kiệm bằng cách loại bỏ những khoản chi tiêu không cần thiết.
7. Quá nhiều nợ nần
Chúng ta đều đã từng vay nợ ai đó, có thể ít hay nhiều, tuy nhiên điều quan trọng là bạn vay với mục đích gì. Một số người vay tiền để mua ô tô hay những đồ dùng xa xỉ, đắt tiền khác. Gánh quá nhiều nợ nần từ việc mua sắm này không tốt chút nào cho kế hoạch tài chính của bạn. Quản lý được những khoản vay là điều rất quan trọng. Để không rơi vào những vấn đề tài chính nghiêm trọng, hãy tránh những khoản vay không cần thiết và cố gắng thanh toán những món nợ hiện tại càng sớm càng tốt.
8. Không dự trữ đủ tiền mặt
Nếu bạn dùng quá nhiều tiền cho các khoản đầu tư hoặc tiết kiệm dài hạn, bạn sẽ gặp khó khăn khi những tình huống cần sử dụng đến nhiều tiền bất ngờ xảy ra. Vì vậy, hãy nên phân bố hợp lý giữa các khoản đầu tư dài hạn, ngắn hạn và tiền mặt.
9. Thất bại trong việc đa dạng hóa đầu tư
Nói một cách đơn giản, đa dạng hóa đồng nghĩa với việc không đặt tất cả trứng vào cùng một rổ. Đầu tư luôn đi kèm với rủi ro và đặt cược tất cả tiền của bạn vào một vụ đầu tư là hành động mạo hiểm. Trong trường hợp bạn không chắc chắn về sự lựa chọn của mình, hãy tham khảo các nhà tư vấn tài chính. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ những việc bạn đang làm và tiền của bạn đang "chạy" vào đâu.
10. Nhà đầu tư thiếu kiến thức
Nhiều người không nắm được những quy tắc và kiến thức về tài chính, vì vậy dễ mắc những sai lầm trong việc lập kế hoạch tài chính. Bạn không nhất thiết trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tiền bạc, nhưng bạn cũng nên cập nhật thông tin thường xuyên. Bạn có thể tìm hiểu thêm từ Internet, báo chí hoặc tham khảo sự tư vấn những người có kinh nghiệm.
Linh Lam-NDHMoney/siliconindia.com
No comments:
Post a Comment