Tuesday, December 17, 2013

Sách gối đầu giường của các sếp công nghệ

Tỉ phú quyền lực Michael Bloomberg rất thích đọc tiểu thuyết về gián điệp. CEO Tim Cook nổi tiếng với việc tặng nhân viên Apple cuốn "Đua với thời gian".

Những cuốn sách nào ảnh hưởng mạnh đến cựu CEO Apple Steve Jobs, giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos và người sáng lập Microsoft Bill Gates?

Trang Business Insider giới thiệu những cuốn sách giúp làm nên thành công của những CEO và các ông chủ toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ:

Jeff Bezos

tuyendungtienghan.com

Với tư cách là giám đốc điều hành Amazon, mạng bán sách trực tuyến lớn nhất thế giới, không có gì ngạc nhiên khi Bezos đọc nhiều cuốn sách. Ông từng nói với Fast Company rằng, mỗi tháng ông mua 10 cuốn sách.

Ông Jeff cho biết ông rất thích hai cuốn sách: Cuốn "Build to Last: Successful Habits of Visionary Companies" (Xây dựng để trường tồn: Những thói quen thành công của những tập đoàn vĩ đại và hàng đầu thế giới) của các tác giả Jim Collins & Jerry Porras; Và một cuốn tiểu thuyết có tựa là "The Remains of the Day" (Tàn tích của ngày) của Kazuo Ishiguro.

Khi nói về cuốn "The Remains of the Day" với tờ Newsweek, Jeff cho biết "Nếu bạn đọc cuốn sách đó, một trong những cuốn tôi thích nhất, bạn không thể không bước đến chỗ nào xa xăm và ngẫm nghĩ. Tôi đã dành 10 giờ để sống 1 cuộc sống khác và tôi học được điều gì đó khá quan trọng về cuộc sống lẫn các điều khiến tôi tiếc nuối".

Tony Hsieh

n
Tony Hsieh đang xây dựng khu trung tâm Las Vegas thành điểm đến của "dân công nghệ", anh hiện cũng là Giám đốc điều hành của Zappos, một công ty bán giày dép qua mạng Internet lớn nhất thế giới trực thuộc công ty Amazon.

Hsieh cho biết, anh rất thích cuốn "Tribal Leadership: Leveraging Natural Groups to Build a Thriving Organization" (Lãnh đạo bộ lạc: Nâng cấp các nhóm tự nhiên để xây dựng một tổ chức thịnh vượng) của Dave Logan, John King và Halee Fischer-Wright.

Một vài cuốn sách yêu thích khác của anh là "Peak: How Great Companies Get Their Mojo from Maslow" (Làm thế nào các công ty lớn có được ma lực từ tháp nhu cầu Maslow) của Chip Conley, và "The Happiness Hypothesis: Finding Modern Truth in Ancient Wisdom" (Đi tìm sự thật trong đời sống hiện đại bằng sự uyên thâm của người xưa) của Jonathan Haidt.

Bill Gates


Bill Gates và máy tính bảng của Micro Soft năm 2000.
Bill Gates và máy tính bảng của Microsoft năm 2000.
Trong một cuộc trò chuyện mới đây trong mạng xã hội Reddit, người sáng lập Microsoft cho biết, cuốn sách mà ông yêu thích nhất suốt thập niên qua là "The Better Angels of Our Nature: Why Violence Has Declined" (Những thiên thần tốt đẹp hơn của bản chất con người chúng ta: Tại sao bạo lực suy giảm) của tác giả Steven Pinker.

Giải thích cho điều này, ông cho rằng cuốn sách mang tới cái nhìn sâu sắc về việc giảm bớt bạo lực và phân biệt chủng tộc trong thời gian qua.

Một cuốn sách yêu thích khác của Bill Gates là "The Catcher in the Rye" (Bắt trẻ đồng xanh) của J.D. Salinger. Nói về cuốn sách này, Gates cho biết, "Cuốn sách khá thú vị. Nó công nhận rằng người trẻ thường có chút bối rối, nhưng thông minh và nhìn ra được những thứ mà người trưởng thành không thấy được. Thế nên tôi thích nó".

Mark Zuckerberg

k
Giám đốc điều hành mạng xã hội lớn nhất hành tinh Mark Zuckerberg chỉ liệt kê duy nhất một cuốn sách anh thích trên trang cá nhân của mình: Đó là tiểu thuyết khoa học viễn tưởng "Ender's Game" (Trò chơi của Ender), một tác phẩm văn học của Orson Scott Card.

Điều kỳ lạ là, "Ender's Game" không phải là cuốn mà Zuckerberg yêu thích. Năm 2010, anh từng tâm sự với tờ The New Yorker rằng, cuốn sách mà anh thực sự thích là "The Aeneid" của Virgil.

Michael Bloomberg

n
Thị trưởng New York kiêm tỉ phú quyền lực nhất hành tinh Michael Bloomberg rất thích các cuốn tiểu thuyết về điệp viên của nhà văn John le Carre (là tiểu thuyết gia hàng đầu về đề tài gián điệp, tác giả cuốn "Điệp viên đến từ xứ lạnh" nổi tiếng).

Tả lại cuốn "The Honourable Schoolboy", ông Bloomberg hào hứng kể "600 trang sách, đa phần là các trang mô tả, và dường như không có gì đặc biệt xảy ra. Nhưng nó thực sự rất tuyệt vời".

Larry Ellison

b
Người sáng lập hãng công nghệ Oracle đọc rất nhiều sách văn học, nhưng cuốn mà ông thích nhất gần đây là "Napoleon" của tác giả Vincent Cronin.

Ellison từng nói với tờ Achievement rằng, "Thật thú vị khi đọc về Napoleon vì một số lý do: thấy được một người có xuất thân khiêm tốn có thể làm được gì trong đời, và để xem lịch sử có thể bóp méo sự thật ra sao".

Tim Cook

v

Giám đốc điều hành hãng công nghệ Apple ưa thích cuốn "Competing Against Time" (Đua với thời gian) của George Stalk. Ông cũng nổi tiếng với việc tặng cho nhân viên Apple bản copy cuốn sách này.

Elon Musk
n
Người sáng lập hãng xe hơi Tesla Motors và công ty thám hiểm vũ trụ SpaceX cho biết ông đã đọc hàng nghìn cuốn sách, nhưng ông rất thích bộ "Lord of the Rings" (Chúa tể của những chiếc nhẫn) và nhiều tác phẩm của các nhà triết học khác.

Tác phẩm mà Elon Musk thích nhất là "The Hitchhiker's Guide to the Galaxy" (Đường tới dải ngân hà) của Douglas Adams. Đây là cuốn ông đã đọc trong suốt quá trình trưởng thành của bản thân và cố gắng để xác định xem vị trí của mình trong thế giới này. Một trong những điều mà ông rút ra được từ cuốn sách của nhà văn Adams là "Câu hỏi khó hơn câu trả lời".

Musk nói "Khi chúng ta hỏi, chúng ta thường đưa ra câu hỏi cùng với những thành kiến của mình. Bạn nên thực sự tự vấn rằng "Đó có phải là câu hỏi đúng?" - Và điều đó thật khó mà làm rõ được".

Jack Dorsey

Bộ sách "Chào mừng" có đi kèm cuốn
Bộ sách "Chào mừng" có đi kèm cuốn "The Checklist Manifesto: How to Get Things Right".
Mỗi khi tuyển một nhân viên mới vào làm tại công ty mình, người sáng lập mạng xã hội Twitter sẽ đưa cho họ một bộ sách màu đỏ có tên "Chào mừng". Trong bộ sách màu đỏ đó có cuốn "The Checklist Manifesto: How to Get Things Right" của tác giả Atul Gawande.

Atul Gawande là bác sĩ phẫu thuật và cây viết cho tờ New Yorker. Ông đưa ra một lý lẽ thuyết phục trong cuốn sách rằng: Một danh sách đơn giản có thể giúp người ta giải quyết những vấn đề phức tạp. Gawande sử dụng rất nhiều ví dụ liên quan tới đủ loại ngành công nghiệp, từ y tế, công nghệ, thậm chí cả khủng hoảng niềm tin để minh họa cho lý lẽ của mình.

Báo New York Times đã đánh giá về cuốn sách này như sau:

"The Checklist Manifesto là một cuốn sách thú vị, lôi cuốn và đầy thuyết phục giới thiệu những tình huống sử dụng hiệu quả checklist trong y học, lĩnh vực mà Gawande đã cống hiến suốt những năm qua. Được viết theo phong cách đặc trưng của tác giả - đơn giản và thẳng thắn, nhưng rất thuyết phục và sâu sắc, cuốn sách sẽ thôi thúc bạn thay đổi thói quen chăm sóc sức khỏe của mình . Một cuốn cẩm nang gối đầu giường cho tất cả chúng ta".

Steve Jobs


g

Trong cuốn tiểu sử Steve Jobs, tác giả Walter Isaacson từng liệt kê ra một số cuốn sách được cố lãnh đạo Apple ưa thích, như "King Lear" (Vua Lia) của William Shakespeare, "Innovator's Dilemma" (Khó khăn của nhà cải cách) của Clayton Christensen, "Zen Mind, Beginner's Mind" (Thiền Tâm, Sơ Tâm) của Shunryu Suzuki...

Tuy nhiên, cuốn sách đặc biệt có ảnh hưởng tới ông khi cộng tác với Steve Wozniak, là "Secrets of the Little Blue Box" (Những bí mật của chiếc hộp xanh nhỏ) của tác giả Ron Rosenbaum, được xuất bản trong một ấn phẩm năm 1971 của tạp chí Esquire.

Vneconomy

No comments:

Post a Comment